Nhà màng nuôi tôm

Giá sản phẩm: 0 đ

Công Nghệ Nuôi Tôm Trong Nhà Kính

Những năm gần đây, việc ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao vào nuôi trồng thủy hải sản tại Việt Nam không còn quá xa lạ với nhiều người. Điển hình là việc ứng dụng công nghệ nhà kính nhà màng vào nuôi tôm.
Công nghệ nuôi tôm trong nhà kính đã được nhiều nước trên Thế giới ứng dụng từ rất lâu như: Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc… và đạt được sản lượng gấp nhiều lần nuôi tôm theo phương thức truyền thống. Đây là công nghệ nuôi tôm tiên tiến nhất thế giới với nhiều ưu điểm nổi bật, chất lượng tôm thương phẩm tăng lên rõ rệt qua mỗi vụ nuôi.
 

Những điểm nổi bật của nhà kính nuôi tôm

  • Tạo môi trường thuận lợi nhất cho tôm phát triển
  • Tạo không gian nuôi bên trong tách biệt với môi trường bên ngoài.
  • Dễ dàng quản lý nhiệt độ và môi trường nước trong ao nuôi, đa dạng kiểu nhà phù hợp với đa dạng diện tích nuôi.
  • Không bị ảnh hưởng bởi môi trường tự nhiên như nuôi ngoài ao nuôi truyền thống
  • Kiểm soát dịch bệnh trên tôm nuôi và hạn chế dịch bệnh trên diện tích nuôi.
  • Tăng tỷ lệ sống và mật độ của tôm trong ao nuôi.
 

Đặc tính kỹ thuật

Những đặc tính kỹ thuật quan trọng của Nhà kính nuôi tôm hiện nay
Cột trụ D76 dày 1.8 mm, thanh giằng sử dụng thép chịu lực cường độ cao
Toàn bộ kết cấu bằng thép mạ kẽm
Khẩu độ: 9.6 m
Chiều cao đến máng xối:
Chiều cao đến nóc:
Nhà kính được phủ màng Politiv Israel có độ dày 200 µm (giảm 50% nắng hoặc hơn theo kỹ thuật nuôi tôm)
Cấu trúc nhà liên kết bằng các bas và bu lông
Phần thông gió được che chắn bằng lưới chắn côn trùng
Cửa trượt, khung thép, có nhà cách ly
Có ban công trượt gió
Cột trụ được đúc bê tông chắc chắn
Vách hông được bố trí đan xen màng và lưới, tạo khoảng không cho không khí lưu thông trong ngoài

Hệ thống - Thiết bị đi kèm

Các thiết bị hỗ trợ nuôi tôm công nghệ cao
Hệ thống kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ không khí…
Hệ thống điều khiển đóng mở mái tự động
 
Bạn có biết:
 1. Màng PE nhà kính Politiv - Israel là loại màng đặc biệt đầu tiên và duy nhất có 5 lớp trên thế giới. Mỗi lớp màng có một đặc tính riêng: Đặc tính chống UV làm tăng tuổi thọ của màng; Đặc tính truyền ánh sáng (P.A.R); Đặc tính khuếch tán ánh sáng; Đặc tính chống nước nhỏ giọt; Đặc tính chống côn trùng và virus; Đặc tính giữ nhiệt; Đặc tính ngăn sự hình thành sương trong nhà kính; Đặc tính chống bụi bẩn. Những đặc tính nêu trên chỉ có ở màng nhà kính của Israel sản xuất.  http://mangnhakinhisrael.com/

 2. Màng PE của Israel được tin dùng tại hơn 100 Quốc gia, đây cũng là loại màng chiếm tới gần 80% thị phần thế giới và trên 90% thị phần tại Việt Nam.
 3. Có rất nhiều loại màng trên thị trường, nhưng màng Politiv - Israel luôn là sự lựa chọn tốt nhất vì sao?
  + Là loại màng đặc biệt với 5 lớp. Đây là loại màng vào thị trường Việt Nam lâu nhất (15 năm). http://mangnhakinhisrael.com/
  + Màng Politiv - Israel bảo hành chính hãng 3 năm, thời gian sử dụng lên đến 10 năm.
 + Israel là Quốc gia nóng quanh năm với nhiệt độ rất cao, đặc điểm này khá giống với thời tiết khí hậu nước ta. Màng PE Israel chịu được nhiệt độ cao vượt trội so với các loại màng PE khác. http://mangnhakinhisrael.com/ 
 4. Công ty Bình Minh là nhà nhập khẩu & Phân phối độc quyền màng PE nhà kính Politiv - Israel tại Việt Nam. Chúng tôi là Công ty duy nhất chỉ bán màng của Israel và chưa từng bán màng có xuất xứ khác. Bình Minh cũng là công ty duy nhất tại Việt Nam đưa ra cam kết hàng hóa chính hãng. Nếu không phải Made in Israel sẽ hoàn lại 100% tiền cho quý khách mà không cần lấy lại hàng đã bán.

BINH MINH IRTECH JSC tự hào là Nhà đại diện - Nhập khẩu & Phân phối độc quyền của màng PE nhà kính, lưới chắn côn trùng Politiv - Israel (loại màng nhà kính tốt nhất thế giới) tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết hàng hóa chính hãng. Nếu không phải Made in Israel sẽ hoàn lại 100% tiền cho quý khách mà không cần lấy lại hàng đã bán.



      Chứng nhận Binh Minh Irtech., JSC là đại lý độc quyền của Politiv - Israel tại Việt Nam
 
Màng PE nhà kínhcủa Politiv-Israel là sản phẩm hàng đầu dùng cho nhà kính nông nghiệp trên toàn thế giới, bảo vệ đất trồng và chống nhiễm khuẩn. Màng nhà kính dùng che phủ cho nhà ươm cây, trồng cây nông nghiệp công nghệ cao, nhà nuôi trồng thủy hải sản, nhà phơi nông sản sau thu hoạch... được nhập khẩu chính hãng từ thương hiệu Politiv(Kibbutz - Israel) - Quốc gia nổi tiếng nhất trên thế giới về màng phủ nhà kính. Sản phẩm màng nhà kính Israel đã được xuất khẩu tại hơn 100 quốc gia trên thế giới. Tất cả sản phẩm của màng phủ nhà kính Israel đều đạt ISO 9001:2000 theo tiêu chuẩn quản lý chất lượng Quốc tế. Màng có độ trong suốt cao; độ bền dẻo tốt, chống tia UV (tia cực tím) có hại cho cây trồng đặc biệt là bảo vệ màu sắc của rau, hoa và quả. Các chuyên gia về trồng trọt của Phòng nghiên cứu Israel sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp giải pháp cho tất cả các loại hoa màu, trong mọi điều kiện khí hậu. 
 
Màng có nhiều khổ rộng khác nhau để khách hàng lựa chọn cho phù hợp theo từng dự án và diện tích: 2.2m; 3.2m; 3.7m; 4.2m; 4.7m; 5m; 6m; 6.2m; 7m; 8m; 9m; 10m; 12m ...
Chiều dài của 1cuộn: 50m; 60m hoặc 100m.
Độ dày của màng 150 Micron và 200 Micron theo tiêu chuẩn cao nhất của nhà sản xuất.
 
…………………………………………………………………………………………………………..
 
Lần đầu tiên, Việt Nam chủ động được tôm bố mẹ
 
Trong hội nghị ngành tôm toàn quốc tổ chức ngay sau tết âm lịch, vào giữa tháng 2/2017 tại vùng đất mũi Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra mục tiêu Việt Nam phải đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm 10 tỷ USD vào năm 2025.
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm khu nhà kính nuôi tôm công nghệ cao của Tập đoàn Việt- Úc tại tỉnh Bạc Liêu
 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Nguyễn Xuân Cường thăm khu nhà kính nuôi tôm công nghệ cao của Tập đoàn Việt- Úc tại tỉnh Bạc Liêu

Con số này cao gấp 3 lần so với kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2016 là 3,25 tỷ USD.  
Thủ tướng "đặt hàng"
Có thể nói, chưa bao giờ ngành tôm Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, và để đạt được mục tiêu mà Thủ tướng "đặt hàng" ngay trong những ngày đầu năm mới như lúc này. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ NN- PTNT Nguyễn Xuân Cường đều quan tâm và đặt ra quyết tâm cao nhất để con tôm thực sự là con thủy sản mũi nhọn, đi đầu, chiếm kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong ngành thủy sản.
 
 
Tuy nhiên, ngành tôm cũng đối diện với nhiều thách thức nếu muốn triển khai thành công mục tiêu trên. Một trong số những thách thức đó là việc chủ động nguồn tôm bố mẹ. Bởi từ trước đến nay, Việt Nam phải nhập khẩu hoàn toàn nguồn tôm bố mẹ này từ 3 quốc gia là Mỹ, Singapore và Thái Lan. "Nhất cử nhất động" của 3 quốc gia này đều ảnh hưởng đến nguồn cung tôm giống của Việt Nam. Điều này đặt ngành tôm của cả một quốc gia có kim ngạch XK tôm lớn như Việt Nam lệ thuộc vào nguồn tôm bố mẹ bên ngoài. Dân gian có câu: “Nhất giống, nhì môi, tam mồi, tứ kỹ”. Trong đó, con giống đóng vai trò then chốt. Để sản xuất được con giống chất lượng, nguồn tôm bố mẹ đóng vai trò quyết định, nếu không nói là duy nhất.
Để giải quyết bài toán này, cả ngành tôm Việt Nam từ các Viện, Trường đến các doanh nghiệp đều đã vào cuộc. Tuy nhiên, việc tự chủ được con giống tôm không phải quốc gia nào cũng làm được, kể cả các nước có ngành nuôi tôm phát triển. Hiện nay, tôm bố mẹ được cung cấp từ nguồn khai thác tự nhiên kết hợp với nhập khẩu từ nước ngoài. Chất lượng tôm bố mẹ vẫn chưa ổn định, mặc dù đã được Chính phủ quan tâm đầu tư, song vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó, ngành tôm giống còn phải đối mặt với khó khăn như chưa làm chủ công nghệ chọn tạo, cung ứng giống, giá thành sản xuất tôm còn cao, phần lớn hạ tầng vùng nuôi chưa đảm bảo. Mặc dù đã có những cơ sở cung cấp tôm giống được đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ kỹ thuật có trình độ, cung cấp sản phẩm tôm giống có chất lượng và thương hiệu, được người dân tin dung, nhưng Việt Nam vẫn chưa chủ động được tôm giống bố mẹ.
Cả nước hiện có khoảng 2.422 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó có 1.861 cơ sở sản xuất giống tôm sú và 561 cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng, cung cấp hơn 100 tỷ tôm giống mỗi năm, nhưng lượng tôm giống này chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nội địa, đặc biệt là tôm chân trắng. Ngoài ra, việc quản lý kinh doanh tôm giống tại nhiều địa phương cũng còn nhiều bất cập. Tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhiều chợ mua bán tôm giống đã hình thành tại các thủ phủ nuôi tôm như Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang. Tôm giống bày bán tại đây nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, không đủ giấy tờ chứng minh kiểm dịch, chất lượng không đảm bảo, vận chuyển và bảo quản trong điều kiện kém. Đây cũng là lý do khiến người nuôi tôm có nguy cơ gặp rủi ro cao trong quá trình thả nuôi.  
Việt - Úc đi đầu
Chính phủ và các Bộ, Ban, ngành liên quan đã ban hành nhiều thông tư, nghị định về quản lý giống thủy sản, góp phần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát con giống ngày càng tốt hơn.

Ngành công nghiệp tôm Việt Nam đã được hiện đại hóa từ khâu sản xuất giống, thức ăn đến nuôi trồng và chế biến
Diện tích và sản lượng tôm của nước ta ngày càng tăng, đến năm 2016, diện tích thả nuôi tôm 649.645ha với sản lượng 657.282 tấn, giá trị xuất khẩu đạt trên 3,15 tỷ USD. Tuy nhiên, ngành tôm của Việt Nam vẫn đang phải đương đầu với bài toán căn cơ có tính nền tảng cho sự phát triển của ngành, đó là tôm giống. Câu hỏi đó giờ đây đã được Việt - Úc giải đáp!
Cùng với đó, trong khuôn khổ chương trình phát triển sản xuất tôm thẻ chân trắng bố mẹ trong nước, Tổng cục Thủy sản đã chủ trì, giao các Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản (NTTS) I, II, III lai tạo được một số dòng tôm thẻ chân trắng chất lượng cao và đã tiến hành sản xuất giống, thả nuôi thương phẩm để đánh giá, khảo nghiệm. Có thể kể đến như tôm sú MOANA do Viện Nghiên cứu NTTS I hợp tác cùng Công ty MOANA của Mỹ nghiên cứu và phát triển. Bộ NN-PTNT cũng ban hành Kế hoạch giám sát chuỗi sản xuất tôm bảo đảm an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu, xây dựng các cơ sở nuôi tôm có chuỗi sản xuất được chứng nhận an toàn dịch bệnh theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và theo yêu cầu của nước nhập khẩu, góp phần xây dựng thương hiệu cho con tôm Việt Nam. Bộ đặt ra kế hoạch đến hết năm 2017 có ít nhất 10% số cơ sở sản xuất tôm giống có quy mô sản xuất mỗi năm trên 1 tỷ tôm giống được đăng ký chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Thông tư 14 của Bộ NN- PTNT và ít nhất 1 doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn của OIE để có thể xuất khẩu tôm nguyên con và các sản phẩm tôm đi các nước. Để có thể phát triển ngành sản xuất tôm giống, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các Viện nghiên cứu. Ngoài ra, cần có quy hoạch vùng nuôi cụ thể, nhất là vùng ĐBSCL, xác định rõ nhu cầu để tránh dư thừa cung – cầu.
Mục tiêu đề ra đến năm 2020, nước ta sẽ chủ động cung cấp 100% nhu cầu giống phục vụ nuôi trồng. Con giống được ví như nền móng giúp xây dựng ngành tôm phát triển bền vững và hiệu quả. Do đó, càng cần phải sớm tập trung đầu tư, phát triển hệ thống cung ứng tôm giống sạch bệnh, chất lượng cao giúp xây dựng ngành tôm Việt Nam hiện đại, bền vững và giá trị cao. Với quyết tâm đó, Tập đoàn Việt – Úc đã thành công trong chương trình chọn giống tôm bố mẹ. Việt – Úc là Tập đoàn dẫn đầu trong ngành tôm giống Việt Nam với thị phần hơn 25%. Chương trình chọn giống tôm bố mẹ được Tập đoàn Việt – Úc hợp tác với Viện CSIRO - Viện nghiên cứu nông nghiệp lớn nhất của Úc, triển khai trong hơn 5 năm.
Với sự tham gia của 13 tiến sĩ và đội ngũ hơn 50 người, chương trình đã ứng dụng nhiều công nghệ vượt trội như công nghệ di truyền phân tử, di truyền số lượng … để sản xuất ra những con giống chất lượng tốt nhất. Đến hôm nay, Tập đoàn Việt – Úc đã chọn được đến thế hệ G7 với tỷ lệ tăng trưởng tốt hơn thế hệ đầu tiên là 48%. Đây là những tín hiệu hết sức tốt đẹp với ngành tôm nước nhà.
Đáp lại lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp đầu ngành đã phát huy vai trò của mình để thúc đẩy sự phát triển của ngành tôm. Chúng ta hoàn toàn hy vọng rằng, mong đợi của Thủ tướng sẽ trở thành hiện thực khi vào năm 2025 kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sẽ đạt 10 tỷ USD.
VŨ HÀ- HƯƠNG TRÀ
Ông Trần Đình Luân, Tổng Cục phó Tổng cục Thủy sản: Sự kiện này có ý nghĩa rất lớn, đánh dấu việc lần đầu tiên một công ty SX được tôm giống ngay tại Việt Nam, thay vì chúng ta phải đi mua con giống ở nước ngoài về. Với số lượng trên dưới chục ngàn tôm bố mẹ, nguồn tôm giống SX tại chỗ chưa nhiều, mới cung cấp một phần con giống cho người nuôi tôm nhưng chắc chắc chắn thời gian tới, khi Tập đoàn Việt- Úc tăng quy mô lên sẽ giúp chủ động nguồn tôm giống trong nước. SX tôm giống không hề đơn giản, chỉ những công ty lớn, có tiềm lực nhất là tiềm lực, sức mạnh khoa học- công nghệ, lòng yêu nghề mới làm được. Hy vọng sẽ có nhiều công ty khác nối bước, làm theo Việt- Úc.
 
VŨ HÀ- HƯƠNG TRÀ
Nguồn: NNVN
 

 

Nuôi tôm trong nhà màng, màng nhà kính làm nhà nuôi tôm, màng pe làm nhà nuôi tôm, bán màng nhà kính làm nhà nuôi tôm, nuôi tôm trong nhà kính, bạt lót hồ nuôi tôm, nhà kính nuôi thủy hải sản, nhà màng nuôi trồng thủy hải sản

Gửi bình luận và chia sẻ bài viết này trên:

SẢN PHẨM CÙNG LOẠI